Tính hợp lí kinh tế Tỷ giá hối đoái thả nổi

Một vài chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cho rằng tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ có lợi hơn tỷ giá cố định trong hầu hết trường hợp. Bởi tỷ giá hối đoái thả nổi có khả năng tự điều chính, nó cho phép một quốc gia có thể giảm thiểu ảnh hưởng từ các cú sốc kinh tế và các chu kỳ kinh doanh ngoại hối, đón trước những dự báo khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ giá hối đoái thả nổi cũng có thể tạo ra sự khó đoán, gây nên những bất lợi cho chiến lược hoạt động các doanh nghiệp trong tương lai.

Trong một vài trường hợp, tỷ giá hối đoái thả nổi có thể đảm bảo sự ổn định. Điều này có thể không chính xác, nếu xét hậu quả mà các quốc gia phải hứng chịu sau khi cố gắng giữ cho giá trị tiền tệ quốc gia cao hơn so với những nước khác, ví dụ như Vương quốc Anh hay các nước Đông Nam Á trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.

Các cuộc tranh luận về việc nên chọn giữa tỷ lệ cố định hay tỷ lệ hối đoái thả nổi đã được hình thức hoá bởi mô hình Mundell–Fleming. Mô hình này cho rằng một nền kinh tế (hoặc chính phủ) không thể đồng thời giữ vững tỷ lệ hối đoái cố định, di chuyển vốn miễn phí, và một chính sách tiền tệ độc lập. Nó chỉ có thể kiểm soát được 2 trên 3 yếu tố này và để cái còn lại chịu ảnh hưởng từ các tác nhân thị trường.

Luận điểm chính ủng hộ việc sử dụng tỷ giá hối đoái thả nổi xuất phát từ việc tỷ giá này cho phép các chính sách kinh tế trở nên đa dạng về mục đích. Trái lại, những chính sách sử dụng tỷ giá cố định có mục đích duy nhất là đảm bảo tỷ giá đối hoái ở một mức cố định. Một hệ thống sử dụng tỷ giá hối đoái thả nổi tạo điều kiện cho bên hoạch định chính sách tiền tệ có thể theo đuổi những mục tiêu khác nhau, ví dụ như cân bằng tỷ lệ có việc làm và giá cả.

Khi tiền tệ bị mất giá hoặc tăng giá trầm trọng, ngân hàng trung ương sẽ can thiệp để ổn định lại đồng tiền. Do đó, các chính sách liên quan đến thả nổi đồng tiền sẽ được gọi là chế độ thả nổi có điều tiết. Ngân hàng trung ương có thể cho thả nổi đồng tiền giới hạn trong một khoản giữa “giá trần và giá sàn”. Ngân hàng trung ương quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi bằng cách mua vào hoặc bán ra các lô lớn để trợ giá. Nếu xảy ra trường hợp thực hiện buôn bán trao đổi bên ngoài phạm vi thả nổi tỷ giá, ngân hàng trung ương sẽ thực thi hình phạt tới đối tượng thực hiện.